Tin Tức
Tuesday, 30/03/2021 10:30

DELL G5 5500 XỬ LÝ ĐỒ HỌA THẾ NÀO?

Cũng đã khá lâu rồi mình mới được trải nghiệm 1 mẫu laptop của Dell, và trong bài đánh giá mình sẽ mang tới cho các bạn 1 trong những mẫu laptop chơi game mới nhất của nhà Dell trong năm 2020, thuộc dòng tầm trung G-Series: Dell G5 5500 cấu hình CPU Intel i5-10300H và GPU GTX 1650Ti.

 

dell-g5-5500

Dell G5 5500 đáp ứng tốt cho chơi game và tác vụ đồ họa

 

Theo tìm hiểu cũng như nhận định cá nhân của mình, thì G-series dù chưa được chăm chút nhiều về mặt ngoại hình như người anh Alienware, nhưng về phần cấu hình phần cứng cùng mức giá cạnh tranh thì không hề thua kém các hãng laptop khác cùng phân khúc.

 

CẤU HÌNH CHI TIẾT

 

Được định hướng là 1 chiếc laptop gaming, nhưng cấu hình của Dell G5 5500 vẫn có thể đáp ứng tốt cho nhiều nhu cầu công việc khác nhau, cấu hình chi tiết và các thông số kỹ thuật của máy mà mình đánh giá như sau:

 

  • Chip: intel core i5-10300H (4 nhân 8 luồng, 8MB Cache, xung nhịp 2.5GHz - 4.5GHz)
  • Ram: 8GB DDR4, bus 2933MHz, có tổng cộng 2 khe Ram có thể nâng cấp lên tối đa 32GB
  • Card đồ họa rời: Nvidia Geforce GTX 1650Ti 4GB GDDR6
  • Ổ SSD: 256GB M.2 NVMe PCIe có thể nâng cấp dung lượng, trong máy có thêm khay 2.5inch
  • Màn hình: 15.6 inch, độ phân giải Full HD, tần số quét 120Hz, tấm nền WVA (Wide View Angle)
  • Bàn phím có đèn Led nền màu xanh dương, trọng lượng: 2,3kg, độ dày khoảng 24mm

 

dell-g5-5500-da-nhiem-da-tac-vu

Cấu hình mạnh cho đa nhiệm đa tác vụ

 

HIỆU NĂNG CỦA MÁY

 

Nhìn qua cấu hình của Dell G5 5500 thì mình đánh giá ở thời điểm hiện tại, máy đủ khả năng đáp ứng đa nhiệm, nhiều tác vụ sử dụng cùng lúc và liên tục. Các công việc văn phòng khó mà gây khó dễ cho chiếc máy này, và máy cũng có thể xử lý khá tốt các yêu cầu đồ họa, thiết kế và dựng phim từ các bộ công cụ của Adobe: Photoshop, illutractor, Premiere,…từ mức cơ bản tới khá cao.

 

Trong thử nghiệm chỉnh sửa video trong Premiere Pro CC 2018, mình làm thử 1 đoạn clip dài khoảng 5 phút 30 giây ở độ phân giải Full HD 1080p, có thêm 5-6 hiệu ứng nhỏ kèm text chữ, sự kết hợp giữa hiệu năng của GTX 1650Ti và i5-10300H là khá ngon, thời gian render mất chưa tới 10 phút, thao tác sử dụng mượt mà, trôi chảy.

 

dell-g5-5500-dap-ung-tot-tac-vu-do-hoa

Dell G5 5500 xử lý mượt các tác vụ đồ họa 

 

Mở khoảng 15-20 tab Chrome theo dõi tin tức, tra cứu, duyệt mail, lưu trữ drive, giải trí nghe nhạc, xem Youtube,….nhưng máy vẫn đáp ứng tốt, mượt không giật lag, đứng hình. Cảm nhận thì mỗi người sẽ khác nhau, nên để cụ thể và khách quan hơn, các bạn hãy xem các điểm số đánh giá hiệu năng CPU  và GPU của chiếc máy này, rồi tốc độ của ổ SSD trong máy,..…mà mình đã thực hiện.

 

Mình đã sử dụng các phần mềm benchmark như: PCMark 10, 3DMark, V-Ray Next Benchmark, Cinebench R20,…Điểm số ghi nhận được qua các phần mềm này là mang tính tương đối mà thôi, nhưng đây vẫn là cơ sở để tham khảo, giúp người dùng có thể phần nào cảm nhận được sức mạnh hiệu năng của 1 chiếc máy tính.

 

Dell-g5-5500-xu-ly-tot-cac-tac-vu-do-hoa-3d

Các phần mềm dựng hình 3D cũng được Dell G5 5500 đáp ứng tốt 

 

Ngoài ra để có được điểm số chuẩn nhất có thể thì với mỗi bài test thì mình đều cho chạy thử từ 2-3 lần để ghi nhận các kết quả.

  • PCMark 10: 4425
  • 3DMark Fire Strike: 8634
  • 3DMark Time Spy: 3558
  • 3DMark Night Raid: 24787
  • 3DMark Wild Life: 22324
  • Cinebench R20 Đa nhân: 1618 - Đơn nhân: 408
  • Cinebench R23 Đa nhân: 4602 - Đơn nhân: 1126
  • V-Ray Next Benchmark (Ver 4.10): V-Ray: 6229 - V-Ray GPU: 95
  • Corona Benchmark (Ver 1.3): Render time: 0:04:22
  • Geekbench 5 (Ver 5.3.2): Đa nhân: 4298 - Đơn nhân: 1146
  • Unigine Heaven Benchmark: Điểm: 1434 - FPS trung bình: 57
  • Unigine Valley Benchmark: Điểm: 2035 - FPS trung bình: 49

 

Và như đã nói ở trên, qua các bài test này các bạn ở các công việc khác nhau ví dụ như: thiết kế đồ họa, edit chỉnh sửa phim ảnh, kiến trúc sư, kỹ sư, nhân viên văn phòng,…cũng có thể nắm sơ bộ được cấu hình của 1 chiếc máy tính có phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân hay không.

 

Bản thân mình với chuyên môn kiến trúc sư thì thường dùng trên laptop 1 số phần mềm như Sketchup, Auto Cad, 3Ds Max, V-Ray,…Thì với các phần mềm này mình sẽ cần 1 CPU và GPU khỏe một chút, Ram càng nhiều càng tốt, nhất thiết phải có 1 ổ SSD dung lượng khá,...Tóm lại điều mình muốn chia sẻ ở bài đánh giá này là các bạn nên tìm hiểu mua máy khi đã xác định và nắm rõ được nhu cầu sử dụng của bản thân, khả năng tài chính ra sao,…chứ đừng mua vì máy có hỗ trợ những công nghệ mới này nọ hay ho, thường được quảng cáo chủ yếu cho việc chơi game, giải trí.

 

MÀN HÌNH THẾ NÀO?

 

Dell G5 5500 có màn hình kích thước 15.6inch, độ phân giải là Full HD, trang bị tấm nền có góc nhìn rộng là WVA (Wide View Angle). Đặc biệt là tần số quét tới 120Hz, đa phần thì các game thủ sẽ quan tâm tới chỉ số này hơn, vì sẽ mang lại trải nghiệm game tốt hơn màn phổ thông 60Hz, nhưng 120Hz cũng giúp các thao tác trên màn hình như là di chuột nhanh hơn, mượt mà nữa nhé các bạn!

 

Qua việc đo độ phủ màu thì thực tế mẫu laptop này có điểm số không cao, chất lượng hiển thị màu sắc ở mức độ trung bình khá mà thôi, đủ dùng với các nhu cầu sử dụng bình thường, chơi game, còn thiết kế đồ họa, chỉnh sửa hình ảnh video thì ở mức cơ bản, các công việc không yêu cầu cao về độ chuẩn màu.

 

man-hinh-goc-nhin-rong-120Hz

Màn hình có góc nhìn rộng cùng tần số quét cao 120Hz

 

Thì có nhiều giải pháp cho vấn đề này nếu các bạn lựa chọn Dell G5 5500, thứ 1 chúng ta có thể đi cân màu để tăng độ chuẩn màu hơn, giảm bớt sự sai lệch màu. Thứ 2 là chúng ta có thể kết nối ra màn hình ngoài chất lượng cao, thuận tiện hơn cho công việc. Cuối cùng là có thể tham khảo các mẫu Dell G5 5500 trang bị card RTX Series, những mã này có điểm số độ phủ màu cao hơn.

 

CỔNG KẾT NỐI

 

Ưu điểm của Dell G5 5000 là máy trang bị đầy đủ các cổng kết nối thông dụng, được bố trí đều sang 2 bên cạnh trái và phải của máy. Mình thấy có cả cổng USB type C hỗ trợ Thunderbolt 3, khe đọc thẻ nhớ SD rất phù hợp với các bạn sản xuất nội dung và hình ảnh.

 

cong-ket-noi-day-du-tren-dell-g5-5500

Dell G5 5500 có đầy đủ các cổng kết nối cơ bản

 

MỘT SỐ CẢM NHẬN THÊM VỀ MÁY

 

BÀN PHÍM

 

Dell G5 5500 trang bị bàn phím full size, có layout sắp xếp phím quen thuộc dễ làm quen và sử dụng. Kích thước của các phím không lớn không nhỏ, bề mặt được xử lý nhám nhám. Máy mình sử dụng để đánh giá thì bàn phím có Led nền màu xanh dương, bản thân mình thì khá thích kiểu màu đơn sắc, không cần lòe loẹt dễ gây mất tập trung không cần thiết.

 

ban-phim-full-size-co-led-xanh-duong

Bàn phím Full size có layout quen thuộc

 

Trải nghiệm gõ thử một đoạn văn bản ngắn, các thao tác khi làm việc, khi chơi game FPS, MOBA,…thấy thao tác dễ dàng, hành trình phím tương đối dài, độ nẩy vừa phải, việc gõ combo nhiều phím không bị xót phím.

 

THỜI LƯỢNG PIN

 

Pin trên Dell G5 5500 có dung lượng 51Whr, thử nghiệm ở độ sáng tối đa, pin để Balanced, máy có kết nối Wifi, không sử dụng tác vụ gì cả chỉ để máy như thế, sau khoảng thời gian 7 tiếng 15 phút thì máy còn khoảng gần 10%, trung bình sau 1 tiếng pin tụt 12-13%.

thiet-ke-ve-ngoai-dell-g5-5500 

Thiết kế vẻ ngoài Dell G5 5500 lạ mắt

 

Tiếp tục ở thử nghiệm khác làm xem video Full HD trên Youtube ở độ sáng 75%, mức loa là 80% thì sau gần 4 tiếng thì máy gần hết pin. Còn khi chơi game hay làm các công việc chuyên môn thì dĩ nhiên người dùng nên cắm sạc, lý do đơn giản để mức xung nhịp không bị ảnh hưởng dẫn tới chơi game thì tụt FPS, làm việc thì máy chạy không hết “công suất”, và còn giúp cho pin lâu chai hơn.

 

TẢN NHIỆT

 

Sau 4 tiếng liên tục vừa chạy các bài test hiệu năng, vừa làm các công việc thường ngày: check mail, kiểm tra bản vẽ trên Auto Cad, làm báo giá trên Excel, dựng hình phối cảnh trên Sketchup…trong điều kiện phòng máy lạnh 27 độ C, chế độ quạt Balanced thì ghi nhận được nhiệt độ của CPU cao nhất là khoảng 82-83 độ C, còn GPU thì khá mát mẻ ở mức 70 độ C. Mức nhiệt độ khá ổn với 1 chiếc laptop gaming chạy đồ họa và làm việc.

 

Kim Long Center

Bình luận
Top TOP