Tin Tức
Saturday, 22/08/2020 15:13

Phân biệt các phiên bản ASUS ROG GL503VD,GL503VM, GL503VS, Hero, SCAR

 

 

ROG Strix GL503 là 1 trong những series thuộc dòng Gaming của Asus có nhiều cấu hình và mẫu mã phong phú nhất tại thời điểm này.

Cấu hình đa dạng, dễ nhận diện

Tất cả các hãng khi tung ra một dòng sản phẩm mới đều có nhiều tùy chọn cấu hình nhằm phục vụ cho các nhu cầu hoặc túi tiền khác nhau của từng người. Đây cũng là câu hỏi được hầu hết người mua đặt ra về một sản phẩm mới trên thị trường, đôi khi ngay cả nhà sản xuất cũng có những nhầm lẫn nhỏ về các câu hỏi mà khách hàng đặt ra cho vấn đề lựa chọn cấu hình.

Với Asus ROG Strix GL503 là một ngoại lệ, dù có nhiều tùy chọn khác nhau nhưng các tùy chọn này rất dễ nhận biết theo từng đặc điểm riêng biệt, nhờ đó giúp người dùng dễ nhận dạng và nắm bắt được sự khác biệt để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Trong bài viết này, mình sẽ cố gắng để giới thiệu tất cả mọi thứ bạn cần biết về tất cả các phiên bản GL503. Điều đầu tiên các bạn cần biết là GL503 có tới 7 mẫu khác nhau, với hai phiên bản GL503 truyền thống (GL503VDGL503VM), hai phiên bản “ASUS ROG Hero Edition” và ba phiên bản “ASUS ROG SCAR Edition” . Hai phiên bản sau cùng được giới thiệu là 1 dòng khác nhưng thật ra chúng không có nhiều sự khác biệt so với các dòng còn lại trong GL503s.

 

Phân loại Asus GL503s

Chúng ta có thể chia GL503s thành 3 nhóm chính : GL503VD, GL503VMGL503VS. Nhìn vào bảng phân loại cấu hình sau, ta có thể nắm rõ cấu hình của từng dòng máy cũng như phân biệt được sự khác nhau rõ rệt giữa các cấu hình trong series GL503s. Về mặt phần cứng, GPU (Card màn hình) là cách dễ nhất để phân biệt các cấu hình máy. GL503VD tích hợp GTX 1050, GL503VM tích hợp GTX 1060, và GL503VS sẽ là GTX 1070. Các phiên bản HERO và SCAR thực sự có cấu hình gần như GL503 truyền thống nhưng có thiết kế bên ngoài khác nhau.

Series

GL503VD

GL503VM

GL503VS

Processor

Intel Core i7-7700HQ   
Intel Core i5-7300HQ

Graphics

NVIDIA GeForce GTX 1050 2GB/4GB GDDR5 VRAM

NVIDIA GeForce GTX 1060 3GB/6GB GDDR5 VRAM

NVIDIA GeForce GTX 1070 8GB GDDR5 VRAM

OS

Windows 10 / Windows 10 Professional

Memory

DDR4 2400MHz SDRAM, Up to 32GB

SSD

M.2 SATA3 128GB / 256GB / 512GB SSD
M.2 NVMe PCIE 3.0 x4 128GB / 256GB / 512GB SSD

HDD

2.5″ 5400rmp 1TB Hybrid HDD
2.5″ 7200rmp 1TB HDD
2.5″ 5400rmp 2TB  HDD

Display

15.6-inch Full HD (1920×1080) IPS panel, 60Hz, 25ms, 72% NTSC (Traditional) 15.6” Full HD (1920×1080) IPS panel, 120Hz, 72% NTSC (Traditional, Hero) 15.6” Full HD (1920×1080) TN panel, 120Hz, 72% NTSC, 5ms (SCAR)

15.6” Full HD (1920×1080) TN panel, 120Hz, 72% NTSC, 5ms (SCAR) 15.6” Full HD (1920×1080) IPS panel, 144Hz, 72

 

Sự khác nhau giữa các phiên bản

Như đã nêu trên, ta có thể dễ dàng phân biệt các dòng máy thông qua thông số GPU cho dù chúng có nhiều cấu hình tương tự nhau, Còn vẻ ngoài thiết kế máy sẽ giúp ta phân biệt được đâu là bản truyền thống, đâu là bản Hero và SCAR.
Phiên bản ASUS ROG Hero có thể có cấu hình như một trong hai phiên bản GL503VD hoặc GL503VM.

Hero.png 

Còn phiên bản ASUS ROG SCAR sẽ có cấu hình giống GL503VD, VM hoặc VS.

 Scar.png

Ngoài ra, bạn có thể thấy ở bảng thông số cấu hình trên, GL503VD truyền thống và GL503VM có hai loại màn hình để lựa chọn - 15.6 "Full HD IPS (60 Hz) và 15,6" Full HD IPS (120 Hz). The Hero Edition chỉ tích hợp màn hình 15.6 "Full HD TN 120 Hz, và bản SCAR Edition có thể sẽ có màn hình 15,6" Full HD TN 120 Hz (cho cấu hình với GTX 1050 hoặc GTX 1060), và 15,6 "Full HD IPS 144 Hz (cho cấu hình với GTX 1070). Tất cả các mô hình 1070 GTX đều có G-Sync.

Một số sự khác biệt khác từ bên ngoài về kích thước và cổng kết nối như sau. Tất cả các mô hình với GTX 1050 (GL503VD) đối với bản truyền thống, Hero hay SCAR, đều tích hợp cổng Gen.1 (5 Gbps) Type-C, 3x USB 3.0, 1x USB 2.0 và HDMI 1.4. Các cấu hình với GTX 1060 (GL503VM) đi kèm với các cổng tương tự, nhưng tất cả các cổng USB là phiên bản 3.0 (hay còn gọi là 3.1 Gen.1) và HDMI là 2.0. Ngoài ra, cổng USB Type-C của bản GTX 1070 (GL503VS) là sự khác biệt rõ - đó là thế hệ tiếp theo (3.1 Gen.2) 10 Gbps và Thunderbolt tương thích. Như trong GL503VMs, HDMI là phiên bản 2.0 và cổng USB Type-A là 3.0

Series

GL503VD

GL503VM

GL503VS

I / O Ports

1 x USB 3.1 Gen1 (loại C) 
3 x USB 3.0 
1 x USB 2.0 
1x MDP 1.2 
1x HDMI 1.4 
1x RJ-45 Jack 
1x-2-in-1 card reader 
1x tai nghe 3.5mm và micro kết hợp jack 
1x khóa Kensington

1 x USB 3.1 Gen1 (loại C) 
4 x USB 3.0 
1x MDP 1.2 
1x HDMI 2.0 
1x RJ-45 Jack 
1x-2-in-1 card reader 
1x tai nghe 3.5mm và micro kết hợp jack 
1x khóa Kensington

1 x USB 3.1 Gen2 (Type-C với Thunderbolt) 
4 x USB 3.0 
1x MDP 1.2 
1x HDMI 2.0 
1x RJ-45 Jack 
1x-2-in-1 card reader 
1x tai nghe 3.5mm và micro kết hợp jack 
1x khóa Kensington

Kích thước

38,4 x 26,2 x 2,3 cm / 0,91 "(2,4 cm / 0,94" Hero Edition)

38,45 x 26,2 x 2,45 cm / 0,96 "

Cân nặng

2.3 kg (5.07 lbs)

2,5 kg (5,51 lbs)

 

Về kích thước cũng có những khác biệt nhất định như sau :  các phiên bản truyền thống và SCAR với GTX 1050 và GTX 1060 có độ dày 23 mm và nặng 2,3 kg. Mặt khác, các phiên bản Hero Edition dày 24 mm. Mặt dù cùng một phiên bản như ROG SCAR Edittion, nhưng sẽ có sự khác biệt nhất định về kích thước và trọng lượng trong từng cấu hình, như cấu hình GTX 1070 nặng 2,5kg và có độ dày 24,5 mm.

 

Như vậy, mình đã giới thiệu đến các bạn các phiên bản của dòng Asus ROG Strix GL503 cũng như so sánh một vài điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất từ các phiên bản khác nhau. Từ đây chúng ta có thể nắm bắt rõ hơn cấu hình và lựa chọn cho mình một dòng máy phù hợp nhất để "chiến" nhé.

 

 

Bình luận
Top TOP