Tin Tức
Tuesday, 30/03/2021 10:29

TRẢI NGHIỆM CHIẾN GAME CÙNG DELL G5 5500

Thị trường laptop gaming hiện nay đang rất sôi động với nhiều sản phẩm được các hãng cho ra mắt, và trải đều ở nhiều phân khúc để người dùng nhất là game thủ lựa chọn. Nếu các bạn là fan của hãng Dell, nhưng chưa có đủ điều kiện để tiếp cận dòng laptop gaming cao cấp Alienware, thì dòng gaming G series sẽ là một lựa chọn hợp lý đáng để cân nhắc.

 

laptop-gaming-dell-g5-5500

G-Series là dòng laptop gaming tầm trung của Dell 

 

G-series là dòng laptop gaming tầm trung của Dell, dù không có ngoại hình bắt mắt như anh lớn Alienware, nhưng lại được trang bị cấu hình cùng mức giá hợp lý và khá cạnh tranh với các đối thủ khác cùng phân khúc trên thị trường. Trong bài viết này Kim Long Center sẽ đánh giá hiệu năng của mẫu Dell G5 5500 phiên bản cấu hình chip Intel i5-10300H và card GTX 1650Ti, chủ yếu là về khả năng chiến game của máy, cũng như hiệu quả của hệ thống tản nhiệt bên trong.

 

CẤU HÌNH VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT:

  • Chip: intel core i5-10300H (Comet Lake 14nm, 4 nhân 8 luồng, 8MB Cache, xung 2.5GHz - 4.5GHz)
  • Ram: 8GB DDR4, bus 2933MHz, có tổng cộng 2 khe Ram có thể nâng cấp lên tối đa 32GB
  • Card đồ họa rời: Nvidia Geforce GTX 1650Ti 4GB GDDR6
  • Ổ SSD: 256GB M.2 NVMe PCIe (trong máy còn có thêm khay 2.5inch)
  • Màn hình: 15.6 inch, Full HD, tần số quét 120Hz, tấm nền WVA (Wide View Angle)
  • Bàn phím có đèn nền Led xanh dương, trọng lượng: 2,3kg, độ dày khoảng 24mm

 

cau-hinh-dell-g5-5500

Cấu hình chiến của Dell G5 5500 

 

CHIẾN GAME NÀO!

 

Là một game thủ chân chính, và cũng khá lâu rồi mình mới có dịp trải nghiệm dòng laptop gaming tầm trung của Dell, thế nên ngay khi vừa nhận được máy là mình đã tải và cài đặt khá nhiều tựa game để thử sức mạnh hiệu năng của chiếc máy này. Các bạn có thể xem qua các con số FPS và hình ảnh trong quá trình chơi game mà mình đã ghi nhận được, để qua đó phần nào hình dung được sức mạnh hiệu năng của Dell G5 5500.

 

choi-game-tren-dell-g5-5500

Trải nghiệm chiến game AAA trên Dell G5 5500

 

Game Assassin’s Creed: Odyssey

Dell G5 5500 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): Độ phân giải Full HD 120Hz, thiết lập Very High, tắt V-Sync, pin chế độ High Performance, tản nhiệt chế độ Performance.

Test qua benchmark có sẵn trong game: mức FPS cao nhất: 83, thấp nhất: 29, trung bình: 50

Chơi game thực tế: mức FPS cao nhất: 78, thấp nhất: 26, trung bình: 50

 

Game Battlefield V (Battlefield 5)

Dell G5 5500 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): Độ phân giải Full HD 120Hz, thiết lập High, tắt V-Sync, pin chế độ High Performance, tản nhiệt chế độ Performance.

Chơi game thực tế: mức FPS cao nhất: 70, thấp nhất: 45, trung bình: 60

 

Game Call of Duty: Warzone

Dell G5 5500 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): Độ phân giải Full HD 120Hz, thiết lập Normal, pin chế độ High Performance, tản nhiệt chế độ Performance.

Chơi game thực tế: mức FPS cao nhất: 130, thấp nhất: 70, trung bình: 90

 

chien-game-tren-dell-g5-5500

Chiến game mượt ở thiết lập đồ họa cao

 

Game Far Cry New Dawn

Dell G5 5500 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): Độ phân giải Full HD 120Hz, thiết lập Ultra, tắt V-Sync, pin chế độ High Performance, tản nhiệt chế độ Performance.

Chơi game thực tế: mức FPS cao nhất: 79, thấp nhất: 37, trung bình 60

 

Game Shadow of the Tomb Raider

Dell G5 5500 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): Độ phân giải Full HD 120Hz, thiết lập Highest, tắt V-Sync, có bật DirectX12, pin chế độ High Performance, tản nhiệt chế độ Performance.

Chơi game thực tế: mức FPS cao nhất: 80, thấp nhất: 42, trung bình: 65

 

Game Tom Clancy's Ghost Recon Wildlands

Dell G5 5500 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): Độ phân giải Full HD 120Hz, thiết lập Very High, tắt V-Sync, có bật DirectX12, pin chế độ High Performance, tản nhiệt chế độ Performance.

Chơi game thực tế: mức FPS cao nhất: 75, thấp nhất: 32, trung bình: 55

 

Phải nói là mình khá ấn tượng về khả năng của "cặp đôi" i5-10300H và GTX 1650Ti, những game mình chơi qua tất cả đều là những tựa game có yêu cầu cấu hình tối thiểu ở mức khá cao. Chưa kể là khi chơi những game này trên Dell G5 5500 mình cũng đẩy các thiết lập đồ họa lên mức cao, thậm chí rất cao để “thử sức” của chiếc máy này.

 

Đánh giá chung thì khả năng chiến game của Dell G5 5500 là khá tốt, máy đáp ứng được các tựa game nặng AAA hiện nay ở mức thiết lập đồ họa cao, tuy nhiên nếu muốn có trải nghiệm tốt hơn, mức khung hình mượt mà và ổn định hơn, đỡ xót máy hơn khi chơi những tựa game đỉnh thì các bạn nên cân nhắc giảm bớt 1 số thiết lập xuống mức thấp hơn như Medium chẳng hạn.

 

thiet-ke-ve-ngoai-dell-g5-5500

Vẻ ngoài lạ mắt của Dell G5 5500

 

HỆ THỐNG TẢN NHIỆT RA SAO

 

Sau quá trình chơi các tựa game nặng AAA trong khoảng hơn 2 tiếng, ở điều kiện phòng quạt 30 độ C, chế độ pin là High Performance, chế độ tản Performance, máy đặt trực tiếp trên mặt bàn gỗ, không kê thêm đế tản hay dùng quạt hút bên ngoài: nhiệt độ của GPU mình ghi nhận được là khoảng 70-72 độ C (cao nhất là 75 độ C), còn nhiệt độ CPU thì khá cao đấy! Trung bình là khoảng 85-88 độ C, đây là điều các game thủ sẽ cần phải đánh đổi khi máy hoạt động ở chế độ hiệu năng trong thời gian khá dài.

 

Hơi nóng chủ yếu thoát ra 2 khe tản nhiệt ở mặt sau của máy, do là tản thụ động nên phần mặt C của máy nhất là khu vực gần sát màn hình sờ tay lên sẽ thấy nóng, còn phần các nút bấm chính và phần kê tay chỉ hơi hơi ấm nhẹ chứ không tới mức khó chịu. Laptop chơi game hoặc sử dụng cho các tác vụ nặng trong thời gian dài là sẽ phải nóng rồi, chủ yếu là trải nghiệm thực tế và mức độ “chấp nhận” của mỗi người thế nào: với người này nhiệt độ như này là cao, người kia như thế lại là bình thường.

 

cong-nghe-game-shift-tren-dell-g5-5500

Công nghệ hỗ trợ bên trong Dell G5 5500

 

Quan trọng là chúng ta mua máy với mục đích để phục vụ bản thân, chỉ cần lưu ý sử dụng máy 1 cách điều độ, tốt nhất các bạn khi cần sử dụng hiệu suất cao để chơi game, hay làm các tác vụ nặng thì nên để máy trong phòng máy lạnh, kê đáy máy lên cao hơn, tra keo tản nhiệt xịn, sử dụng thêm các “công cụ hỗ trợ” như đế tản, quạt hút,… để giữ máy mát mẻ, bền lâu hơn, và khoảng 6 tháng tới 1 năm cho em ấy đi spa vệ sinh!!

 

Nhìn chung mình đánh giá hệ thống tản nhiệt của Dell G5 5500 kiểm soát tương đối tốt phần nhiệt độ máy tỏa ra, tiếng quạt khi bật chế độ quạt hiệu năng cao (Performance và Cool) kêu khá to so với 1 số mẫu laptop gaming khác trên thị trường, có thể gây đôi chút khó chịu với những người xung quanh. 

 

MỘT SỐ CẢM NHẬN THÊM VỀ MÁY

 

KIỂU DÁNG THIẾT KẾ

 

Về thiết kế thì Dell G5 5500 đã thay đổi khá nhiều so với thế hệ ngay trước đó là Dell G5 5590, nhưng kiểu dáng lại gần giống mẫu Dell G3 ra mắt năm 2019 (3590), thậm chí là giống cả mẫu Dell G3 3500 ra mắt cùng đợt, hơi khó hiểu với định hướng thiết kế của hãng Dell!!

 

ve-ngoai-cua-dell-g5-5500

Vẻ ngoài có nhiều điểm lạ mắt 

 

Toàn bộ vỏ của máy được làm bằng nhựa cứng nhưng vẫn hơi ọp ẹp ở một số chi tiết, phần nắp máy khá bắt mắt với 1 lớp phủ dạng nhũ bóng nhiều màu sắc óng ánh nhưng mình cảm giác nhìn hơi kém sang! Bù lại thì khi nhìn trực diện phần nắp thì hai đường gân sọc khá ngầu.

 

CỔNG KẾT NỐI

 

Thay đổi dễ nhận thấy là giờ các cổng kết nối đã được bố trí đều ra 2 cạnh trái và phải của máy, không còn ở phía sau như trước. Các cổng kết nối thông dụng khá đầy đủ, có cả cổng USB type C hỗ trợ Thunderbolt 3, khe đọc thẻ SD.

 

cong-ket-noi-tren-dell-g5-5500

Các cổng kết nối cơ bản đầy đủ trên Dell G5 5500

 

BÀN PHÍM

 

Dell G5 5500 có bàn phím Full size, kích thước phím vừa phải, bề mặt nhám nhám nhẹ, khoảng cách giữa các phím hợp lý. Gõ gõ thử và khi chơi game thì cảm nhận hành phím khá dài, độ nẩy thì lại khá nhẹ. Phiên bản cấu hình mình đánh giá thì bàn phím chỉ có Led nền màu xanh dương quen thuộc.

 

MÀN HÌNH

 

Kích thước màn hình trên Dell G5 5500 là 15.6inch, độ phân giải Full HD, trang bị tấm nền WVA (Wide View Angle) cho góc nhìn rộng và độ sáng cao, đặc biệt là tập trung vào chất lượng trải nghiệm game hơn với tần số quét 120Hz.

 

tan-so-quet-120Hz-goc-nhin-rong

Màn hình góc nhìn rộng cùng tần số quét cao 120Hz

 

Chất lượng màu sắc hiển thị ở mức trung bình khá, các điểm số về độ phủ màu không cao, chỉ ở mức đủ dùng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng bình thường, chơi game, thiết kế đồ họa và chỉnh sửa ảnh cơ bản. Nếu có yêu cầu cao hơn về chất lượng hình ảnh, màu sắc, độ chuẩn màu cao để làm các công việc chuyên môn, thì các bạn có thể tham khảo các phiên bản Dell G5 5500 trang bị card RTX series. 

 

Kim Long Center

Bình luận
Top TOP