Ấn Độ tham vọng với cuộc chơi tỷ đô khi bắt đầu “lấn sân” sản xuất Chip
Tin công nghệ
Friday, 18/08/2023 10:38

Ấn Độ tham vọng với cuộc chơi tỷ đô khi bắt đầu “lấn sân” sản xuất Chip

Đối với người dân Ấn Độ, thỏa thuận với hãng sản xuất chip Micron trong chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Narendra Modi được xem là bước đột phá mới đối với ngành sản xuất chip của New Delhi.

Thủ tướng Modi và Tổng thống Joe Biden đều hiểu được tầm quan trọng của việc hợp tác Mỹ - Ấn. Với Ấn Độ thì họ đang cần những bước đột phá quan trọng trong phát triển công nghiệp điện tử, đặc biệt là công nghệ chip để duy trì quyền tự chủ trong các vấn đề toàn cầu. Còn về phía Mỹ, ông Biden lại xem Ấn Độ là “chìa khóa quan trọng” trong chiến lược giảm thiểu rủi ro từ Trung Quốc. 

Theo như thỏa thuận thuận thì hãng sản xuất chip Micron Technology của Mỹ sẽ đầu tư 825 triệu USD vào nhà máy thử nghiệm và lắp ráp chip mới trị giá 2,75 tỷ tại bang Gujarat của Ấn Độ. Trong đó chính phủ Ấn Độ sẽ trợ cấp 50% và chính quyền bang Gujarat sẽ hỗ trợ thêm 20%, còn Micron chỉ đầu tư 30% tổng số vốn. Nhưng trên giấy tờ thì Micron lại là người nắm giữ 100% quyền sở hữu nhà máy trị giá 2,75 tỷ USD trong khi hãng chỉ bỏ có 825 triệu USD – Điều mà các giới công nghệ gọi là “mức trợ cấp cực đoan”. 

Có thể thấy thì đây chỉ là một cấp độ nhỏ nhất trong ngành công nghiệp điện tử, bao gồm việc: đóng gói chip, lắp ráp, thử nghiệm chứ chưa chạm đến công nghệ cốt lõi của thiết kế và chế tạo chip là máy in bản thạch như các nhà máy ở Mỹ hay Trung Quốc. 

Nếu mục tiêu mà New Delhi hướng đến là sản xuất chip thì thỏa thuận với hãng Micron thực sự không mấy ý nghĩa, nhất là khi nước này đã bỏ ra rất nhiều thứ nhưng chỉ nhận lại được công nghệ sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm những con chip đã được sản xuất ở nơi khác. Do vậy mà nhiều người cho rằng thỏa thuận này dường như chỉ là cách “chuộc lỗi vội vàng” của ông Modi sau những thất bại tại cuộc bầu cử của Đảng Bharatiya Janata ở Karnataka và các cuộc bạo loạn đang liên tiếp diễn ra ở Manipur. Thậm chí một số người còn cho rằng thỏa thuận này chẳng khác nào hành động “trợ cấp không đáng là bao” của chính phủ Ấn Độ dành cho một nhà sản xuất hàng đầu của Mỹ.

Thay vì chỉ tập trung vào thỏa thuận với Micron – thứ khiến Ấn Độ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội khác để sản xuất chip, New Delhi cần phải mở rộng tầm nhìn hơn nữa đối với công nghệ cũng như ngành công nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, họ cũng cần phải lập kế hoạch chặt chẽ, tìm kiếm nguồn lực, xác định quy mô và thời điểm đầu tư phù hợp. Hy vọng rằng, với những nỗ lực mở rộng chuỗi cung ứng công nghệ, trong tương lai Ấn Độ sẽ thu lại được nhiều thành tựu về ngành sản xuất chip.

Hy vọng bài viết trên sẽ mang nhiều thông tin hữu ích đến bạn! Hãy theo dõi thường xuyên những bài viết mới nhất trên trang Kim Long Center để cập nhật thông tin liên tục nhé!

Đọc thêm nhiều tin tức khác Tại đây  
 

Bình luận
Top TOP