Tin Tức
Friday, 01/11/2019 10:56

Những Điều Cần Biết Về Màn Hình Laptop

Những Điều Cần Biết Về Màn Hình Laptop

 

Màn hình là một trong những bộ phân quan trọng của laptop giữ chức năng hiển thị hình ảnh. Vậy bạn đã thực sự hiểu hết về màn hình laptop của mình chưa? Bài viết sau đây sẽ giải thích một vài thông số quan trọng của màn hình laptop mà bạn thường gặp, cùng tham khảo nhé!

 

những điều cần biết về màn hình laptop

 

1. Độ phân giải

 

Hiểu một cách đơn giản, độ phân giải màn hình laptop là một chỉ số cho chúng ta biết số lượng các các điểm ảnh (pixel) hiển thị trên màn hình. Bất kỳ màn hình nào cũng có các điểm ảnh được sắp xếp theo một số hàng và số cột nhất định, và độ phân giải cũng thường được thể hiện bằng cách phép nhân giữa số hàng và số cột đó, ví dụ như 1024x768 hay 1920x1080…

 

Vậy màn hình HD và FHD có gì khác nhau?

 

Sự khác biệt giữa màn hình HD và FHD là gì?

Sự khác biệt giữa màn hình HD và FHD là gì?

 

Màn hình HD:

 

HD (viết tắt của High Definition) có nghĩa là độ nét cao. Màn hình HD có độ phân giải 1280x720 pixel. Ở độ phân giải này, màn hình cho hình ảnh chân thực, rõ nét phù hợp với các công việc văn phòng.

 

Ngoài ra, hiện nay các dòng laptop thường được nâng độ phân giải HD lên mức 1366x768 pixel (2 con số này nhân với nhau ta có hơn 1 triệu điểm ảnh) để cho hình ảnh hiển thị tốt hơn cũng như phù hợp với tỷ lệ màn hình 16:9 phổ biến hiện nay.

 

Độ phân giải FHD:

 

Độ phân giải Full HD hay FHD (1920 x 1080 pixel) tức là ảnh hình chữ nhật có 1920 điểm ảnh ngang và 1080 điểm ảnh dọc. Nhân hai giá trị này thì ta được 2.073.600 triệu điểm ảnh. Có thể nói một chiếc laptop có độ phân giải Full HD sẽ có hình ảnh rõ nét và chân thực gấp 2 lần so với độ phân giải HD.

 

=> Hai màn hình HD/FHD khá phổ biến trên các dòng laptop. Sự khác biệt giữa hai màn hình này là FHD sẽ có nhiều điểm ảnh hơn nên hiển thị rõ nét hơn HD. Chính vì thế, không chỉ ở các dòng laptop phổ thông mà các laptop gaming đa số đều được trang bị màn hình FHD để đem lại cho người dùng trải nghiệm hình ảnh sắc nét hơn.

 

2. Tấm nền IPS là gì?

 

Khi tham khảo thông tin về laptop, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy tại thông số màn hình có ghi là “FHD IPS”. Trong đó, thông số FHD chúng ra dễ dàng nhận biết là độ phân giải, vậy còn IPS?

 

IPS là 1 công nghệ về hình ảnh áp dụng trên màn hình (không chỉ có ở laptop mà còn áp dụng trên smartphone cũng như tablet) có tên tiếng Anh là  In-plane Switching, được nghiên cứu và phát triển thành công từ năm 1974 nhưng mãi đến năm 1996 nó mới được áp dụng thành công vào màn hình LCD.

 

Trong khi đó, tấm nền thường TN là cấu trúc màn hình tinh thể xuất hiện đã khá lâu trên thị trường và phổ biến trên các dòng TV tầm thấp trước đây. Công nghệ IPS đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của tấm nền TN – vốn đang được sở dụng trên hầu hết các loại màn hình.

 

Tấm nền IPS sẽ đem lại góc nhìn rộng hơn, màu sắc và chất lượng hiển thị cũng tốt hơn. Do đó bạn có thể nhìn màn hình ở nhiều góc độ khác nhau mà vẫn đảm bảo hình ảnh được hiển thị sắc nét như khi nhìn chính diện màn hình.

 

Tấm nền IPS sẽ giúp  hình ảnh hiển thị sắc nét ở các góc rộng của màn hình

Tấm nền IPS sẽ giúp hình ảnh hiển thị sắc nét ở các góc rộng của màn hình

 

- Ưu điểm của tấm nền IPS:

+ Đem đến góc nhìn rộng đến 1780.

+ Hiển thị màu sắc chân thực và sắc nét ở nhiều góc nhìn.

+ Khi chạm vào màn hình IPS thì màn hình sẽ không hiện sáng như tấm nền TN thường.

Màn hình IPS không phát sáng khi bạn chạm vào

Màn hình IPS không phát sáng khi bạn chạm vào

 

- Nhược điểm của tấm nền IPS:

+ Laptop có màn hình trang bị tấm nền IPS sẽ có giá cao hơn tấm nền thường.

+  Tấm nền IPS sẽ tiêu tốn điện năng hơn 15% so với tầm nền thường.

 

3. Tần số quét

 

Tần số quét của laptop là số lần mà màn hình có thể làm mới hình ảnh trong vòng 1 giây, được tính bằng đơn vị Hz. 1 Hz tương đương với 1 khung hình/giây, ví dụ như 1 laptop có tần số quét là 60 Hz có nghĩa là nó có thể hiển thị 60 khung hình/giây. Vì thế tần số quét càng cao thì số khung hình hiển thị càng nhiều, từ đó các chuyển động của hình ảnh sẽ trở nên mượt mà và sắc nét hơn.

 

Tần số quét càng cao hình ảnh càng hiển thị mượt mà

Tần số quét càng cao hình ảnh càng hiển thị mượt mà

 

Nguyên tắc hoạt động của tần số quét là vẽ lần lượt từng điểm trên màn hình từ trái sang phải thành một dòng, hết dòng trên xuống dòng dưới cho tới khi hoàn tất một khung hình. So sánh tần số quét 60hz và 120hz, có thể thấy rõ những laptop gaming có tốc độ quét hình càng nhanh thì sẽ cho ra hình ảnh mịn cũng như chuyển động mượt mà, hình ảnh sẽ được xuất hiện nhanh hơn, tạo cảm giác thật hơn khi chơi game tốc độ cao.

 

Nhìn chung, đối với các dòng laptop phổ thông phục vụ học tập, làm việc văn phòng thì màn hình có tần số quét 60 Hz là vừa đủ. Tần số quét cao hơn sẽ được đòi hỏi nhiều hơn đối với các dòng laptop gaming để cho các game thủ trải nghiệm game mượt mà hơn. Tần số quét cao nhất hiện nay là 240Hz.

 

4. Công nghệ chống chói

 

Hiện nay đa số các màn hình laptop đều được trnag bị công nghệ chống chói Anti-Glare. Vậy Anti-Glare là gì và có tác dụng ra sao?

 

Về bản chất thì màn hình chống chói vẫn giống như những màn hình thông thường khác, nhưng được phủ 1 lớp chóng chói giúp không bị bóng gương và tăng trải nghiệm sử dụng. Lớp chống chói thường đục và nhám.

 

Sự khác biệt giữa màn hình chống chói (trái) và không chống chói (phải)

Sự khác biệt giữa màn hình chống chói (trái) và không chống chói (phải)

 

- Ưu điểm:

+ Giúp chống chói, chống loá khi sử dụng laptop ở ngoài trời hoặc trong môi trường nhiều ánh sáng mạnh.

+ Tránh mỏi mắt khi sử dụng trong thời gian dài, phù hợp với dân văn phòng dùng máy thường xuyên.

 

- Nhược điểm:

+  Màu sắc kém tươi hơn với những màn hình phủ gương khác.

+ Dễ bị hư màn hình, hư điểm ảnh khi có vật nhọn đâm vào, bởi không có lớp kính cường lực để chống va đập.

 

Tuy còn một số nhược điểm nhỏ về độ kém tươi sáng nhưng với khả năng chống chói tốt, màn hình có công nghệ Anti-Glare vẫn được trang bị trong đa số các dòng laptop hiện nay để đem lại nhiều tiện ích hơn cho người dùng, đặc biệt là người dùng văn phòng.

 

5. Độ sáng “nit”

 

Độ sáng rất quan trọng cho những thiết bị di động không chỉ riêng laptop mà còn đối với smartphone, tablet,...“Nit” là đơn vị tiêu chuẩn của độ sáng dùng để chỉ nhiều nguồn sáng khác nhau, màn hình có chỉ số nit cao hơn đồng nghĩa với màn hình sáng hơn.

 

Laptop phổ thông thường có độ sáng từ 200-300 nit

Laptop phổ thông thường có độ sáng từ 200-300 nit

 

Đa số người dùng laptop không để ý đến thông số này. Màn hình của laptop và các thiết bị di động trung bình có độ sáng trung bình từ 200-300 nit. Màn hình có trên 300 nit được đánh giá là tốt và trên 500 nit là rất tốt.

 

6. sRGB

 

RGB là giao thức ngôn ngữ màu phổ biến nhất hiện nay. Đây là một ngôn ngữ phổ quát cho tất cả các loại thiết bị ngoại vi máy tính, chẳng hạn như hiển thị, in và quét, do Microsoft phát triển và phần mềm ứng dụng cho màu sắc.

SRGB là một trong những yếu tố đánh giá hiển thị màu sắc của màn hình

SRGB là một trong những yếu tố đánh giá hiển thị màu sắc của màn hình

 

SRGB đại diện cho ba sắc tố cơ bản là màu đỏ (R-Red), xanh lục (G-Green) và màu xanh lam (B-Blue). Khi giá trị màu sRGB là 100%, nó cho thấy màn hình có thể hiển thị tất cả các màu sRGB, 96% đến 98% là mức phổ biến, tức là mức trung bình. Giá trị sRGB càng nhỏ thì khả năng hiển thị càng tệ.

 

Lời kết

 

Khi tham khảo thông số màn hình laptop, chắc chắn các bạn sẽ gặp những thông số mà Kim Long Center đã đề cập ở trên. Hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin để không bổi rối về ý nghĩa của những thống số màn hình khi tham khảo chọn mua laptop nhé.

 

     Xem thêm:

     || Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi laptop chạy chậm.

     || Những thông số kỹ thuật cần biết trước khi mua laptop.

     || Top công cụ kiểm tra pin laptop.

 

Bình luận
Top TOP